Tính nhanh tỉ lệ kiểu hình trong hoán vị genVới cách làm tương tự có thể tìm công thức tính nhanh các trường hợp khác.Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản ...
Được đăng 20:50 10-11-2012 bởi Thượng Võ
Áp dụng tổ hợp và xác suất trong giải toán di truyềnCnk = n!/k!.(n-k)!Nếu các cặp NST có sự PLĐL, tổ hợp tự do.1. Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST = 2n ...
Được đăng 06:31 11-11-201206:31 11-11-2012 bởi Thượng Võ
Phân loại các QLDTHệ thốngDTVị trí genSố TTSố cặp gen/NSTTên quy luậtTỷ lệ KHcơ bảnTỷ lệ khi lai PTTrong
nhânNST
thường1 ...
Được đăng 03:02 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GENII. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN (Mỗi gen quy định một tính trạng thường)Dạng 3A: BIỆN LUẬN VÀ VIẾT SƠ ĐỒ LAI F1 ...
Được đăng 03:04 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ(Phương pháp giải bài tập về đột nhiễm sắc thể - bài tập thuộc chương trình Sinh học 12 - THPT)1. Bài tập đột biến cấu trúc Lưu ý: xác ...
Được đăng 03:05 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GENSố lần xem bài viết:(Phương pháp giải bài tập về đột biến gen - Thuộc chương trình Sinh học 12 - THPT)DẠNG 1. Xác định dạng đột biến liên quan ...
Được đăng 03:07 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
Phương pháp giải bài tập về ADN - ARN(Phương pháp giải bài tập về vật chất di truyền và cơ chế di truyền - Thuộc chương trình Sinh học 12 - THPT)Dạng 1. Xác định trình tự nuclêôtit
Cho ...
Được đăng 03:08 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể(Phương pháp giải bài tập về di truyền quần thể - bài tập thuộc chương trình Sinh học 12 - THPT)
Một số lưu ý: 1. Khi giải bài tập cần ...
Được đăng 03:09 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
Không viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của con lai(Bài tập sinh học 12 - Các quy luật di truyền)Trường hợp Phân li độc lậpBước 1: Tách từng tính trạng để tìm kết quả riêng Bước 2: Lấy ...
Được đăng 03:12 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
Phương pháp xác định thành phần gen trong giao tử(Bài tập sinh học 12 - Các quy luật di truyền)Trong tế bào sinh (2n) của cơ thể gen tồn tại thành từng
cặp tương đồng, còn trong giao tử ...
Được đăng 03:15 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
Phương pháp tính số loại giao tử do cơ thể tạo thành(Bài tập sinh học 12 - Các quy luật di truyền) Khi gen phân bố trên NST
thường, tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp trong kiểu gen để xác ...
Được đăng 03:17 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
đăng 02:19 15-06-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
[
cập nhật 06:31 11-11-201206:31 11-11-2012 bởi Thượng Võ
]
Cnk = n!/k!.(n-k)!
Nếu các cặp NST có sự PLĐL, tổ hợp tự do.
1. Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST = 2n .
2. Tỉ lệ mỗi loại giao tử:(1/2n)
3.Số tổ hợp các loại giao tử = 2n .2n = 4n
4. Số giao tử mang a NST của bố (hoặc mẹ) = (Can
= n!/(a!.(n-a)!
5.Xác suấtđể một giao tử mang a
NST từ bố (hoặc mẹ) =Can/2n
6. Số tổ hợp gen có a NST từ ông
(bà) nội(giao tử mang a NST của bố) và b
NST từ ông (bà) ngoại(giao tử mang b NST của mẹ) = Can.Cbn
7. Xác suất của một tổ hợp gen có mang a
NST từ ông (bà) nội và b NST từ ông (bà) ngoại =Can.Cbn/4n
8. Số loại hợp tử=Số loại giao tử ♀. Số loại giao tử ♂.
9. Xác xuất để cơ thể con chứa aalen trội (lặn) từ cơ thể bố, mẹ dị hợp = Ca2n/4n
10. Số lượng đột biến lệch bội (dị bội)
10.1. Số dạnglệch đơn bội (Thể 1, thể 3): C1n =n
10.2. Số dạng lệch đơn bội
kép (Thể 1 kép, thể 3 kép) =C2n =n
10.3. Số trường a thể lệch
bội khác nhau (Vừa thể 0, thể 1, thể ba ...): Aan = n!/(n-a)!
11. Số kiểu gen có thể có của cơ thể: = Cnn-k2n-k
= Cnm2m (n: số cặpgen; k: số cặp gen dị hợp; m số cặp gen đồng
hợp)
12. Một locus có n alen, số kiểu gen dị hợp (tổ hợp không lặp) =Cn2
13. Một gen có n alen, số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể (tổ hợp
lặp) C2n+2+1 = n(n+1)/2
12. Xác suất trong n lần sinh
có a con đực (con trai) và b con cái (con gái) = Can/2n
13. A- bb + aabb = aaB- +
aabb = ¼ ( 25%)
Bài tập minh họa
Bài 1.Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Quá
trình giảm phân không xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn.
a. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra khi giảm
phân?
b. Số kiểu tổ hợp tạo ra tối đa khi thụ tinh?
Hướng dẫn
a. Số loại giao tử:2n = 24
= 16
b. Số loại tổ hợp:24 x 24 =
28 = 256
Bài 2. Bộ NST lưỡng bội của
loài= 24. Xác định:
a. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
b. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
c. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và
thể 3?
Hướng dẫn
a. Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 24→ n = 12 => Số dạng thể 3 = C121 = 12
b. Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra = C122 = 66
c. Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:A312 = 1320
Bài3: Ở
người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể
thường qui định; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở
đoạn không tương đồng với Y. Gen qui định nhóm máu do 3alen trên NST
thường gồm: IA ; IB (đồng
trội ) và IO(lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong
quần thể đối với 3 tính trạng trên?
Hướng dẫn
Kiểu gen = 3.6.5 = 90
Kiểu hình: 2.2.4 = 16
Bài 4: Gen
thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường khác
nhau. Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
Hướng dẫn
Số kiểu gen dị hợp =Cn2 => C32.C42 =3.6 = 18.
Bài 5: Các
gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe
cho thế hệ sau với kiểu hình gồm 3
tính trạng trội và 1 lặn với tỉ
lệ bao nhiêu? 27/64.
Hướng dẫn
4 tính trạng. Tỉ lệ tính trạng trội ở mỗi cặp tính trạng
là 3/4; tỉ lệ tính trạng lặn là 1/4 => Tỉ lệ = (3/4)3 (1/4) =
27/64
Bài 6. Trongtrườnghợpgiảm phânvàthụtinhbìnhthường, tínhtheolíthuyết,phéplaiAaBbDdHh× AaBbDdHhsẽ
chosố cá thể mang kiểu gen có 2
cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?3/32.
Hướng dẫn
Tỉ lệ đồng hợp trội ở mỗi cặp: 1/4
Tỉ lệ dị hợp: 1/2
=> Tổ hợp:(1/4)2(1/2)2C24 =
3/32.
Bài 7. Lai hai
giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một cặp
tính trạng, các cặp phân li độc lập nhau đã thu được F1 có 1
kiểu hình. Khi tạp giao F1với nhau, tính theo lí thuyết, ở F2 có
tổng số kiểu gen và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6 gen nêu trên?
Hướng dẫn
F1 có 6 cặp dị hợp→ số KG = 36 =
729 và số KH = 26 = 64
Bài 8. Ở
người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3
mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y), các gen
trên X liên kết hoàn toànvới nhau.Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa
về các lôcut trên trong quần thể người?
Hướng dẫn
- Số KG trên NST thường = 3(3+1)/2 = 6
- Vì các gen LKHT nên cho dù trên NST có nhiều alen nhưng vì không có HV
nên giống trường hợp 1 gen có 2 alen trên NST thường → Số KG trên NST giới tính
= 2(2+1)/2+2 = 5
→ Số Kg với 3 locus = 6.5 = 30
Đang cập nhật ....
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
+
Liên kết gen: Tụ thụ phấn hoặc giao
phối giữa 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen=> đời con có tỉ lệ Kh 1: 2: 1 hoặc 3: 1.
Hay khi lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen được FB cótỉ lệ KH 1: 1
+
Hoán vị gen: Nếu tỉ lệ chung của cá 2
tính trạng biểu hiện tăng biến dị tổ hợp, và không bằng tích các nhóm tỉ lệ
(khi xét riêng). Nếu tỉ lệ giao tử ab > 25% => Cơ thể dị hợp đều,
ngược lại cơ thể dị hợp chéo. Nếu cơ thể đem lai dị hợp 2 cặp gen và tỉ lệ lặn
là số chính phương => Hoán vị 2 bên, ngược lại hoán vị 1 bên.
TH2. Nếu sự biểu hiện các tính trạng ở giới đực và
giới cái khác nhau => Gen phân bố trên NST giới tính.
Bước 2. Kiểm chứng bằng sơ đồ lai (Hoặc tính toán sử dụng
công thức tính nhanh)
Ví dụ minh họa
Bài tập về hoán vị gen
Dữ kiện: Cho KH của P; Tỉ lệ phân
tính kiểu hình ở thế hệ lai.
Yêu cầu: Biện luận và viết sơ đồ
lai.
Cách giải chung:
Bước 1. Biện luận xác định tính
trạng trội lặn, và qui luật di truyền chi phối sự di truyền của hai cặp tính
trạng
*Cơ sở lý thuyết:
- Dựa vào định luật đồng tính, phân tính của G.
Mendel để xác định tính trạng trội lặn
- Nếu ở thế hệ lai xuất hiện 4 loại KH phân tính ¹ 9:3:3:1 (hay¹1:1:1:1 trong lai phân tích) thì sựdi truyền chi phối tuân theo qui luật di
truyền hoán vị gen
Bước 2: Xác định hoán vị 1 giới
hay hoán vị 2 giới, xác định f , KG P.
*Cơ sở lý
thuyết: Từ tỉ lệ phân tính ở thế hệ lai (thường căn cứ vào tỉ lệ % KH mang hai tính
trạng lặn) Þ tỉ lệ giao tử liên kết (hoặc tỉ lệ giao tửhoán vị) Þ KG của cá thể đem lai
Bước 3: Lập sơ đồ lai kiểm
chứng
Bài tập 1.
Khi
cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ
phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả
bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từP đến F1
Hướng dẫn
1. Biện
luận:
Bước 1.
Xét riêng kiểu hình từng tính trạng ở F1
+ Tính trạng chiều cao:cây cao : cây thấp = 3 cao : 1 thấp (phù hợp ĐL
phân tính Mendel)
Þ cây cao(A) , cây thấp
(a) và P Aa x Aa(1)
+ Tính trạng hình dạng quả:quả tròn : quả bầu dục = 3 quả tròn : 1 quả
bầu dục ( phù hợp ĐL phân tính Mendel)
Þ quả tròn (B), quả bầu
dục(b) và P Bb x Bb(2)
(1), (2) => P dị hợp 2 cặp gen.
So sánh tích các cặp tính trạng đã phân
tích với dữ kiện đầu bài để nhận diện quy luật di truyền chi phối
Nếu 2 cặp gen/ 2 cặp nhiễm sắc thể thì tỉ lệ ở F1
là: (3:1)(3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 ¹ dữ kiện bài ra (70%: 5%:
5%: 20%) Þ hai cặp gen phân bố trên 1 cặp NST và tính trạng di
truyền tuân theo qui luật hoán vị gen. (Vì số KH tối đa của liên kết là 3)
Bước 2: Xác định hoán vị 1 giới hay hoán vị 2 giới, dị hợp tử
đều hay dị hợp tử chéo và tính f
- F1 cây thấp, bầu dục (KG ab/ab ) = 20% = 40% ab x 50% ab (Vì tỉ lệ KG ab/ab = 20% không là số chính phương =>
có thể khẳng định hoán vị chỉ xảy ra 1 giới)
Þ1 bên P cho giao tử AB =ab = 40% ÞAb = aB = 10% < 25% và là giao tử hoán
vị
ÞKG của P AB/abxảy ra hoán vị gen với tần số f =
20%
=> 1 cây PAB = ab =50% Þ KG P AB/ab (liên kết gen)
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Bài tập 2. Cho những cây cà chua F1
có cùng kiểu gen với kiểu hình cây cao, quả đỏ tự thụ phấn. F2 thu
được tỉ lệ phân tính kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng : 24,84%
thấp, đỏ : 0,16% thấp, vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2
Hướng dẫn
Bước 1: Quy ước, nhận diện quy luật di truyền
+ F2 xuất hiện tính trạng cây thấp, quả
vàng Þ F1 không thuần chủng dị hợp hai cặp gen => cây cao, quả đỏ
biểu hiện trong kiểu gen dị hợp là tính trạng trội.
Qui ước: A qui định cây cao, a qui định cây thấp; B
qui định quả đỏ; b qui định quả vàng
Xét riêng kiểu hình từng tính trạng ở F2
+ Tính trạng chiều cao:cây cao : cây thấp =75:25 = 3 : 1 (phù hợp ĐL
phân tính Mendel)
ÞP Aa x Aa(1)
+ Tính trạng hình dạng quả:quả đỏ : quả bầu vàng = 75:25 = 3 : 1 ( phù
hợp ĐL phân tính Mendel)
ÞP Bb x Bb(2)
(1), (2) => P dị hợp 2 cặp gen.
So sánh tích các cặp tính trạng đã phân
tích với dữ kiện đầu bài để nhận diện quy luật di truyền chi phối
Nếu 2 cặp gen/ 2 cặp nhiễm sắc thể thì tỉ lệ ở F1
là: (3:1)(3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 ¹ dữ kiện bài ra (50,16% :
28,84% : 28,84% : 0,16%) Þ hai cặp gen phân bố trên 1 cặp NST và tính trạng di
truyền tuân theo qui luật hoán vị gen. (Vì số KH tối đa của liên kết là 3)
Bước 2. Xác định hoán vị 1 giới hay hoán vị 2 giới, dị hợp tử
đều hay dị hợp tử chéo và tính f
- F2 cây thấp, vàng(ab/ab) = 0,16% = 4% ab x 4% ab Þ Hoán vị gen xảy ra cả
hai bên bố mẹ F1 đem lai.
-AB = ab = 4% < 25%là giao tửhoán vị => F1 dị chéo kiểu gen của F1 là Ab/aB, f = 2x4% =
8%
Bước 3. Lập sơ đồ lai kiểm chứng (Hoặc tính nhanh bằng
công thức để xác định kết quả)
Bài tập 3. Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1
thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho cáccây F1 tự thụ với nhau ở F2
thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt
trong. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ( Biết rằng mỗi tính
trạng do một gen tác động riêng rẽ qui định, quá trình hình thành hạt phấn và
noãn giống nhau)
Hướng dẫn
Bước 1.
- P thuần chủng hai cặp tính trạng đem lai F1
đồng tính trạng thân cao, hạt gạo đục ( phù hợp ĐL đồng tính Mendel )
ÞThân cao(A ), thân thấp(a); hạt đục (B ) hạt trong(b) và kiểu gen F1 dị hợp
2 cặp gen (Aa, Bb)
- Tỉ lệ cây cao, hạt trong (A-bb) ở
F2 = 3744: 15600 = 0,24.
- Nếu 2 cặp gen trên 1 cặp NST thì tỉ lệ F2
là 9 : 3 : 3 : 1 trong đó cây cao, hạt trong chiếm 3/16 = 18,75% ¹ 24%
Þ2 cặp gen phân bố
trên 1 cặp NST và qui luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng là qui luật di
truyền hoán vị gen.
Þ KG(p)x Þ KG(F1)
Bước 2.
Gọi tỉlệ
giao tử của F1AB = ab = x; Ab = aB = y
=> Cây cao, hạt trong (Ab/Abhoặc Ab/ab) = Ab x Ab và Ab x ab)
=> y2
+ 2xy = 0,24 (1)
x
+ y = 1/2(2)
Giải hệ phương trình (1) & (2) ta có x= 0,1 ;
y = 0,4Þ tần số f = 0,2
Bước 3. Lập sơ đồ lai từ p đến F2
Bài tập 4. Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương
phản thu được F1 đồng loạt cây cao, chín sớm. F2 có 4
kiểu hình trong đó kiểu hình cây cao, chín muộn chiếm 12,75%. Biện luận và viết
sơ đồ lai từ P đến F2
Hướng dẫn
Bước1:
- P thuần chủng hai cặp tính trạng
tương phản đem lai F1 đồng tính trạng cây cao, chín sớm (phù hợp
định luật đồng tính Melđen ) Þ cao, sớm trội so với thấp muộn.
+ Qui ước A: caoa: thấp; B: chín
sớmb: chínmuộn
+ F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen
(Aa,Bb)
- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2: Cây
cao, chín muộn ( A-;bb) = 12,75% ¹18,75 ® qui luật di truyền chi
phối sự di truyền hai cặp tính trạng là qui luật di truyền hoán vị gen
Bước2:
- Gọi tỉ lệ giao tử của F1AB = ab
= x; Ab = aB = y
Ta có
y2 + 2xy = 0,1275(1)
x+y= 1/2 (2)
Giải hệ phương trình có: x = 0,35 >0,25 ( giao tử liên kết) ; y = 0,15 <0,25 (giao tử hoán vị)
=> Kiểu gen F1là AB/abvà (f) = 0,15 x 2 = 0,3; Kiểu gen
củaP AB/ABx ab/ab
- Bước 3: Lập sơ đồ lai kiểm chứng
Bài
tập 5.: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b
quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu
được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5%
cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa
trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra hãy xác định kiểu gen của cây bố, mẹ
trong phép lai trên.
Hướng
dẫn:
- Trội lặn hoàn toàn, cây thấp, hoa trắng tính trạng
lặn chỉ cho 1 loại giao tử. F1 cho 4 loại tổ hợp nên Pdị
hơp, cho 4 loại giao tử.
- F1 Cao : thấp = 1:1; Đỏ : trắng = 1 : 1. Nếu 2 cặp
gen/2 cặp nhiễm sắc thể thì tỉ lệ F1 là 1:1:1:1 . Vậy 2/1 và hoán vị.
- F1 thấp, trắng = 12,5% => ab=
12,5% <25 => Là giao tử hoán vị => P dị chéo => Ab/aB x ab/ab
Bài
tập 6. Ở một loài thực vật, gen A quy
định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định
quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên
cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân
thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ : 310 cây thân cao, quả tròn
: 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp,
quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tính tần số hoán vị.
Hướng
dẫn
F1 có cây thấp, dài (ab/ab) => cây đem laithấp
quả tròn KG:aB/ab (1) cho 2 loại giao tử 0.5 aB : 0.5 ab
F1 ab/ab = 60/(310+190+440+60) = 0.06 = 6% => cây
dị hợp 2 cặp cho ab = 12% < 25 => dị chéo => f = 2.ab =
24%
Bài
tập 7 : Ở một loài thực vật khi cho
lai cây thân cao, chín muộn thuần chủng với cây thân thấp, chín sớm ở F1 thu
được 100% cây thân cao chín muộn. Cho F1 lai phân tích ở Fb thu được 40%
cây cao, chín muộn, 40% cây thấp, chín sớm, 10% cây cao, chín sớm. 10% cây
thấp, chín muộn. Biện luận và viết sơ đồ lai.
Hướng
dẫn
Cây thân cao,
chín muộn x cây thân, thấp chín sớm -> F1 100% cây thân cao, chín muộn.
- F1 lai phân
tích, thu được 4 tổ hợp với tỉ lệ không bằng nhau => F1 cho 4 loại giao tử tỉ
lệ không bằng nhau.
- f = ab x ab => F1 cho ab
= 0.4 > 0.25 => Dị đều. => f = 20%
Bài
tập 8: Cho ngô thân cao (A), hạt vàng
(B) lai với ngô thân thấp (a), hạt trắng
(b) người ta thu được
81 cây thân thấp, hạt vàng, 79 cây thân cao, hạt trắng, 21 cây thân thấp, hạt trắng,
19 cây thân cao, hạt vàng.
Biện luận, viết sơ đồ lai.
Hướng
dẫn
- Xét riêng sự di truyền từng cặp tính trạng:
- Tính trạng chiều cao: Cao : Thấp = 1 : 1; Tính trạng màu sắc: Vàng : trắng = 1 : 1 =>
Lai phân tích
- Nếu phân li độc lập thì tỉ lệ ở đời lai là 1 : 1 :
1 : 1, nếu liên kết gen thì tỉ lệ ở đời lai là 1 : 1 => hoán vị gen.
- Cây thấp, trắng (21) = 10%
=> Cây dị hợp cho ab = 10% <25 => Giao tử hoán vị => Di chéo
=> f = 20%.
Bài tập 9: Cho
chuột đực F1 lai với chuột cái chưa biết kiểu gen được thế hệ lai gồm: 28 đen,
xù; 20 đen, mượt; 4 trắng, xù; 12 trắng, mượt. Biết mỗi gen quy định một tính
trạng, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng, lông xù trội hoàn toàn so với
lông mượt. Biện luận, viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn
Quy ước: A: lông đen, a lông
trắng. B lông xù, b lông mượt.
+ TT độ mượt của lông :
Lông xù : lông mượt = 1 : 1. (Bb x bb)
- Xét chung cả hai tính trạng: Nếu 2 cặp gen / 2
cặp NST thì sự phân li đời con là 3 đen, xù : 3 đen, mượt : 1 trắng, xù : 1
trắng, mượt. => 2/1. Nếu liên kết thì tối đa có 3 kiểu hình => hoán vị
gen.
- Do chuột có kiểu gen
Ab/ab chỉ cho 2 loại giao tử hoán vị gen
xảy ra ở chuột có kiểu gen dị hợp 2 cặp.
- Ta có ab/ab = ab x ab = 0.5x ab = 0,1875
=> ab = 37.5 > 25 => dị đều => f = (50 -37.5).2 = 0.25.
Bài tập 10: Ở một loài thực vật, alen A quy
định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định
quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ
giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1,
cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột
biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng
hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 bao nhiêu?
Hướng dẫn
+Cây có KG thân thấp, quả vàng (tính trạng
lặn) ở F1 chiếm tỉ lệ 1% => P dị hợp 2 cặp gen. Nếu 2 cặp gen/2
cặp nhiễm sắc thể thì tỉ lệ là 9:3:3:1 trong đó cây thấp, vàng chiếm 6.25%. =>
Hoán vị gen.
+ ab/ab = 1% = 0.01=>
% ab * % ab = 0.1 * 0.1 => hoán vị 2 bên, dị chéo. f = 20 %
+ Vì không xảy ra đột
biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng
hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: AB x AB = 1%
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
(Ghi rõ thông tin cá nhân muốn đăng tải bài).
Sinhhoc101112 rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn về bài viết này.
1/ Để đưa ý kiến bạn phải nhập tên và đia chỉ email --- > viết ý kiến --> Nhấn Submit.
2/ Để xem ý kiến của bạn, bạn cần load lại bài viết của blog (đưa con trỏ vào cuối thanh trình duyệt, nhấp enter)
đăng 06:33 01-12-2011 bởi Thượng Võ
[
cập nhật 03:04 22-10-2012 bởi Nguyễn Đình Thanh THPT Đồng Hòa-Hải Phòng
]
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN (Mỗi gen quy định một tính trạngthường)
Dạng 3A: BIỆN LUẬN VÀ VIẾT SƠ ĐỒ LAI F1 ĐẾN F2.
Dự kiện bài cho: - Cho KH của P.
- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở thế hệ lai.
A. Cách giải chung:
Bước 1. Biện luận xác định tính trạng trội lặn, và qui luật di truyền chi phối sự di truyền của hai cặp tính trạng
- Dựa vào định luật đồng tính, phân tính của G. Mendel để xác định tính trạng trội lặn
- Nếu ở thế hệ lai xuất hiện 4 loại KH phân tính ¹ 9:3:3:1 (hay ¹1:1:1:1 trong lai phân tích) thì sựdi truyền chi phối tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen
Bước 2. Xác định tần số hoán vị gen từ đó suy ra KG của P và tần số hoán vị gen: Dùng phương pháp phân tích giao tử để xác định tần số HVG (p)
- Từ tỉ lệ phân tính ở thế hệ lai (thường căn cứ vào tỉ lệ % KH mang hai tính trạng lặn) Þ tỉ lệ giao tử liên kết (hoặc tỉ lệ giao tửhoán vị) Þ KG của cá thể đem lai
Bước 3: Lập sơ đồ lai
B. Bài tập minh họa:
1.Trường hợp HVG xảy ra một bên bố hoặc mẹ
Bài 1:Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục; 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từP đến F1
2.Trường hợp HVG xảy ra hai bên bố và mẹ
Bài 2:Cho những cây cà chua F1 có cùng KG với KH cây cao, quả đỏ tự thụ phấn. F2 thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình:
50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng : 24,84% thấp, đỏ : 0,16% thấp, vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2
C. Hướng dẫn giải:
Bài 1:
Bước 1. - Biện luận:
+ Phân tích tỉ lệ phân tính KH của từng cặp tính trạng riêng rẽ
+ Tính trạng chiều cao:cây cao : cây thấp = 3 cao : 1 thấp (phù hợp với ĐL phân tính Menđen) Þ cây cao (A)trội hoàn toàn so với cây thấp (a) và P: Aa x Aa (1)
+ Tính trạng dạng quả:quả tròn : quả bầu dục = 3 quả tròn : 1 quả bầu dục (phù hợp ĐL phân tính Menđen) Þ quả tròn (B) trội hoàn toàn so với quả bầu dục (b) và
P: Bb x Bb (2) . Từ (1) và (2) ÞP (Aa,Bb) x (Aa,Bb)
* Phân tích tỉ lệ phân tính KH của đồng thời hai cặp tính trạng:
cao, tròn : cao, bầu dục : thấp, tròn : thấp, bầu dục = 70%: 5%: 5%: 20% ¹ 9:3:3:1 Þ hai cặp tính trạng di truyền theo qui luật hoán vị gen
Bước 2:
F1 cây thấp, bầu dục (ab / ab) = 20% = 40% ab x 50% ab
Þ + 1 cây P cho giao tử AB =ab = 40% ÞAb = aB = 10% < 25% là giao tử HVGÞKG của P (AB / ab) xảy ra hoán vị gen với tần số p = 20%
+ 1 cây PAB = ab = 50% Þ KG P:(AB / ab) => DT liên kết gen
Bước 3: Lập sơ đồ lai
Bài 2:
Bước1: - Biện luận:
+ F2 xuất hiện tính trạng cây thấp, quả vàng Þ F1 không thuần chủng có kiểu gen dị hợp hai cặp gen. Vậy cây cao, quả đỏ biểu hiện trong kiểu gen dị hợp là tính trạng trội
Qui ước:A qui định cây cao ; a qui định cây thấp
B qui định quả đỏ; b qui định quả vàng
Þ F1 (Aa, Bb) x F1 (Aa, Bb)
+ Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2: 50,16% : 28,84% : 28,84% : 0,16% ¹ 9 : 3: 3:1 ¹ 1: 2: 1 nên sự di truyền của hai cặp tính trạng tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen
Bước 2:
- F2 cây thấp, vàng (ab / ab) = 0,16% = 4% ab x 4% abÞ Hoán vị gen xảy ra cả hai bên bố mẹ F1 đem lai
- AB = ab = 4% < 25%là giao tửHVG
- Ab = aB = 46% > 25% là giao tử bình thường Þ KG của F1 là (Ab / aB) và tần số HVG: p = 2 x 4% = 8%
Bước 3:Lập sơ đồ lai
Dạng 3B:BIỆN LUẬN VÀ VIẾT SƠ ĐỒ LAI TỪ P ĐẾN F2
Dự kiện bài cho: - KH của P và cho biết trước KG của F1 hoặc không cho biết trước KH của P và kiểu gen cuả F1
- Tỉ lệ % 1 loại KH ở thế hệ con lai F2 nhưng không phải là mang cả hai tính trạng lặn (aabb), mà thường mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn (A-bb hoặc aaB-)
A. Cách giải chung:
Bước 1. -Biện luận xác định tính trạng trội, lặn và xác định qui luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng (thực hiện tương tự nhưbước 1 của dạng 3A)
Bước 2. - Xác định tần số HVG Þ KG của F1 Þ KG của P: Dùng phương pháp lập phương trình để xác định tần số HVG (p)
Gọi tỉ lệ giao tử của F1
AB = ab = x
Ab = aB = y
x + y = 0,5 (1)
+ Dựa vào tỉ lệ KH mang 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn (A-bb; aaB-) = a% để lập phương trìnhy2 + 2xy = a% (2) rồi giảihệ phương trình (1) & (2) chọn ẩn phù hợp từ đó suy ra tần số HVG và kiểu gen của P và F1
Bước 3. - Lập sơ đồ lai:
B. Bài tập minh họa:
1.Trường hợp 1: Đề cho biết KH của P và đã biết trước KG của F1
Bài 1: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1 thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho cáccây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. (Biết rằng mỗi tính trạng do một gen tác động riêng rẽ quy định). Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
2.Trường hợp 2:Đề chưa cho biết KH của P và chưa biết được KG của F1
Bài 2: Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản thu được F1 đồng loạt cây cao, chín sớm. F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình cây cao, chín muộn chiếm 12,75%. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
C. Hướng dẫn giải:
Bài 1:
Bước 1. - Biện luận:
- P thuần chủng hai cặp tính trạng đem lai F1 đồng tính trạng thân cao, hạt gạo đục (phù hợp với quy luật phân li của Menđen) Þ tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a); hạt gạo đục (B) là trội hoàn toàn so với hạt gạo trong (b) và kiểu gen F1 (Aa, Bb)
- Tỉ lệ cây cao, hạt trong (A-bb) ở F2 = (3744/1560) x 100% = 24% ¹ 18,75% ¹ 25% Þ qui luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng là qui luật di truyền hoán vị gen Þ KG P: (Ab / Ab) x (aB / aB) Þ KG F1 : (Ab / aB)
Bước 2 : Gọi tỉlệ giao tử của F1
AB = ab = x
Ab = aB = y
Ta có :y2 + 2xy = 0,24 (1)
x + y = 1/2 (2)
Giải hệ phương trình (1) & (2) ta có x = 0,1 ; y = 0,4 Þ tần số HVG: p = 2x = 0,2
Bước 3. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Bài 2:
Bước 1:
- P thuần chủng hai cặp tính trạng tương phản đem lai, F1 đồng loạt cây cao, chín sớm Þ cao, sớm trội so với thấp muộn (theo quy luật phân li của Melđen)
+ Quy ước A: caoa: thấp
B: chín sớmb: chínmuộn
+ F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen (Aa,Bb)
- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2 : cây cao, chín muộn (A-bb) = 12,75% ¹3/16 ¹¼ ® sự di truyền hai cặp tính trạng theo quy luật hoán vị gen
Bước 2:
- Gọi tỉ lệ giao tử của F1
AB = ab = x
Ab = aB = y
Ta có : y2 + 2xy = 0,1275 (1)
x+y= 1/2 (2)
giải hệ phương trình (1) & (2) ta có
+ x = 0,35 >0,25 (giao tử liên kết) ;
+ y = 0,15 <0,25 (giao tử hoán vị gen)
+ Suy ra kiểu gen F1là (AB / ab) và tần số HVG (p) = 0,15 x 2 = 0,3
+ Kiểu gen củaP : (AB / AB) x (ab / ab)
Bước 3: Lập sơ đồ lai từP đến F2.
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
Ví dụ 1.Ở cà chua, A quy định quả đỏ; a quy định quả vàng. Chomột
cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với
một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trìnhgiảm phânởcáccâybốmẹxảyrabìnhthường,cácloạigiaotửđượctạorađềucókhảnăngthụ
tinh. Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
(11:1;
1:5:5:1)
Ví dụ 2.Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các
thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các
cây bố mẹ giảm phân bình thường, xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở con lai.(1AAAA : 8AAAa : 18AAaa :
8Aaaa : 1aaaa; 35 :1)Ví dụ 3. Ở cà chua, alen A quy
định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây
tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở con lai
(5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng)
Ví dụ 4.
Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội
hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân
bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao
tử n. Viết các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu
vàng ở đời con. (AAaa × Aa và AAaa × Aaaa)Ví dụ 5. Ở
một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui
định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai
không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là (AAAa × aaaa)Ví dụ 6.Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1),
thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu
vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường.
Xác định kiểu gen của F1. (AAaa × AAaa)
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
Ví dụ 1. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080x2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 - 720x2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1 (Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp AT)
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.
Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
Hướng dẫn giải bài tập
- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G
- 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.
- Gen d có A = T = 899; G = X = 600.
Ví dụ 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Gen ban đầu
- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.
2. Gen sau đột biến
- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.
- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.
=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.
Ví dụ 5. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
Hướng dẫn giải bài tập
N = 2l/3,4=2400
Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp.
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen. Các đơn phân của mạch gốc liên kết với các nuclêôtit môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
A mạch gốc liên kết với U môi trường
T mạch gốc liên kết với A môi trường
G mạch gốc liên kết với X môi trường
X mạch gốc liên kết với G môi trường
Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là . . . A- G - X - T - T - A - G - X - A . . . .
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.
Hướng dẫn giải bài tập
Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X
Vậy: Mạch có trình tự: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .
Mạch bổ sung là: . . . T - A - G - A - A - T - X - G - A . . .
Ví dụ 2: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit là:
. . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .
Xác định trình tự các ribô nuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này.
Hướng dẫn giải bài tập
Khi biết mạch bổ sung => Xác định mạch gốc => xác định ARN (theo nguyên tắc bổ sung)
Giải
- Theo NTBS: Các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X
Trong quá trình phiên mã các nuclêôtit trên gen liên kết với các nuclêôtit môt trường theo nguyên tắc:
A mạch gốc liên kết với U môi trường
T mạch gốc liên kết với A môi trường
G mạch gốc liên kết với X môi trường
X mạch gốc liên kết với G môi trường
Theo bài ra: mạch bổ sung của gen: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .
=> Mạch gốc của gen: . . . T - X - G - A - A - T - X - G - T . . . .
=> ARN . . . A - G - X - U - U - A - G - X - A . . . .
Lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung (Thay T bằng U)
Ở tinh trùng và trứng, hàm lượng ADN giảm 1/2 hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng.
Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau: hàm lượng ADN gấp 2 hàm lượng ADN ở các giai đoạn khác.
Giới thiệu một số công thức để giải bài tập
1. Tính chiều dài gen: lgen = 3.4.N/2
2. N = 2l/3,4= A+T+G+X = 2A + 2G
3. A=T; G=X. => A+G = T+X
4. %A=%T; %G=%X. => %A+%G = %T+%X=50%.
5. Số chu kì xoắn: (C) = N/20
6. Số bộ ba mã hóa =N/6
6.Tính số axit amin:
6.1. Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp (gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm trượtt qua không lặp lại:) : N/6 - 1
6.2. Số axitamin môi trường cung cấp trong dịch mã khi gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm trượt qua không lặp lại:
N/6-2
6.3. Gen phiên mã k lần. Trên mỗi phân tử mARN tham gia dịch mã có n Ribôxômcùng trượt qua m lần. Số axit amin môi trường cung cấp là: k. n. (m+1)(N- 1)
6.4. Gen phiên mã k lần. Trên mỗi phân tử mARN tham gia dịch mã có n Ribôxômcùng trượt qua, lặp lại m lần. Số axit amin môi trường cung cấp là:
7. Số Liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G ( lk)
8. Khối lượng phân tử ADN (gen): MAD N = N . 300 ( đvC).
9. Số liên kết phôtphođieste
9.1. Số liên kết phôtphođieste trên một mạch = số liên kết phôtphođieste trên ARN = N -1.
9.2. Số liên kết phôtphođieste trên cả phân tử ADN = 2N - 2.
10. Số gen con được tạo ra sau k lần tái bản: 2k.
11. Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới được tạo ra sau k lần tái bản: 2k - 2.
12. Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản k lần: N. 2k
13. Số nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản k lần: N. (2k-1)
14. Số nuclêôtit trên các phân tử mARN khi gen phiên mã k lần: k.N/2
15. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = số axitamin trong phân tử prôtêin -1
16. Số nu từng loại từng mạch và cả gen:
A1 = T2 %A1 = % T2
T1 = A2 % T1 = % A2
G1 = X2 % G1 = % X2
X1 = G2 % X1 = % G2
=> A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G=X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
17. Phiên mã: (Đơn phân của ARN là rNu)
- Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì
- Theo NTBS:
rA = Tmạch gốc. % rA = % Tmạch gốc
rU = Amạch gốc. % rU = % Amạch gốc.
rX = Gmạch gốc % rX = % Gmạch gốc
rG = Xmạch gốc % rG = % Xmạch gốc
Vì Amạch gốc + Tmạch gốc = Agen = Tgen
=> rA + rU = Agen = Tgen
rG + rX = Ggen = Tgen
18. Khối lượng ARN: Ngen/2. 300ĐVC
19. Số Lk hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy = Hgen. (2k – 1).
20. Số LK hiđrô hình thành: Hht = H. 2k
21. Số ribô nuclêôtit (rNu) môi trường cung cấp cho gen phiên mã K lần:
rAmt = rA. K = Tgốc . K
rUmt = rU. K = Agốc . K
rXmt = rX. K = Ggốc . K
rGmt = rG. K = Xgốc . K
22. Số liên kết peptit được hình thành khi các axit amin liên kết nhau = số phân tử H2O = số aa -1.
Bài toán 1. Một gen có chiều dài là 5100 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%. Hãy xác định:
1. Số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Số liên kết hydro của gen
3. Số nucleoti trên mARN do gen phiên mã
4. Số chu kỳ xoắn của gen.
5. Số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.
6. Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại.
7. Số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
8. Gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số gen con được tạo thành.
9. Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
10. Gen tái bản 3 lần, xác định số nuclêôtit môi trường cung cấp.
11. Gen phiên mã 5 lần, xác định số nuclêôtit trên các phân tử ARN.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Số nuclêôtit của gen (N) N = 3000 (nu) => ()
Số nuclêôtit từng loại (A, T, G, X)
Theo NTBS => %A=%T =20% => A = T = 3000. 20% = 600 (nu)
6. Số axitamin trong chuổi pôlipeptit được tổng hợp = 500-2 = 498.
7. Số liên kết photphodieste
Trên mỗi mạch = N-1 = 2999.
Trên phân tử ADN = 2N-2 = 5998.
8. Số gen con tạo thành sau 3 lần tái bản: 23 = 8.
9. Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần = 23. 3000 = 24000.
10. Gen tái bản 3 lần, số nuclêôtit môi trường cung cấp =(23 -1). 3000 = 21000.
11. Gen phiên mã 5 lần, số nuclêôtit trên các phân tử ARN = 5. 1500 =7500
-
Bài tập tự giải
Bài 1. Một gen có chiều dài là 4080 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Xác định số liên kết hydro của gen
3. Xác định số nucleoti trên mARN do gen phiên mã
4. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
5. Xác định số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.
6. Xác định số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại.
7. Xác định số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
8. Gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số gen con được tạo thành.
9. Xác định số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
10. Gen tái bản 3 lần, xác định số nuclêôtit môi trường cung cấp.
11. Gen phiên mã 5 lần, xác định số nuclêôtit trên các phân tử ARN.
12. Xác định số phân tử H2O được giải phóng để hình thành chuỗi pôlipeptit.
Bài 2. Một gen có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Xác định số liên kết hydro của gen
3. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã
4. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
5. Xác định số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.
6. Xác định chiều dài gen.
6. Xác định số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại.
7. Xác định số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
8. Gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số gen con được tạo thành.
9. Xác định số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
10. Gen tái bản 3 lần, xác định số nuclêôtit môi trường cung cấp.
11. Gen phiên mã 5 lần, xác định số nuclêôtit trên các phân tử ARN.
Bài 3. Một gen có 3120 liên kết hiđrô và có 480 Adenin.
1. Tính số lượng và tỷ lệ nuclêôtit của mỗi loại của gen.
2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã
3. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
4. Xác định số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.
5. Xác định chiều dài gen.
6. Xác định số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại.
7. Xác định số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
8. Gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số gen con được tạo thành.
9. Xác định số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
10. Gen tái bản 3 lần, xác định số nuclêôtit môi trường cung cấp.
11. Gen phiên mã 5 lần, xác định số nuclêôtit trên các phân tử ARN.
Bài toán 2. Vùng mã hóa của gen (không kể codon kết thúc) gồm 735 cặp bazơ nitơ. Tính khối lượng phân tử protein do gen mã hóa biết khối lượng phân tử trung bình của 1 axit amin dạng chưa mất nước là 122 và có 5 liên kết đissulfit hình thành tự phát trong quá trình cuộn gập của phân tử protein này.
Bài giải
- Số bộ 3 tham gia tổng hợp prôtêin = 245
=> Số aa trong phân tử prôtêin = Số aa tạo thành - 1 = 245-1=244
- Số phân tử nước tạo thành khi hình thành chuỗi polipeptit = 245-1 =244.
- Khi aa mở đầu tách khỏi chuỗi pôlipeptit => có 1 phân tử nước kết hợp tạo phản ứng thủy phân.
=> Toàn bộ quá trình đã giải phóng ra 244-1=243 phân tử nước.
- Số nguyên tử H2 tạo cầu đisulfit = 5.2=10
=> Khối lượng prôtêin = Số aa .Maa - Số H2O.18 - mH2 tách ra tạo cầu đisulfit
Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho phiên mã là bội số của số nuclêôtit trên mạch gốc của gen. (Chia hết cho số nuclêôtit trên mạch gốc)
Bài toán 1. Mộtgencủasinhvậtnhânsơcóguaninchiếm20%tổngsốnuclêôtit củagen. Trênmột mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin.
1. Tính số liên kết hiđrô của gen.
2. Tính chiều dài gen.
3. Tính số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Theo NTBS, %G+%A = 50% => %A = 30%
Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A2 = 120
=> A = T = A1+ A2= 270 ó 30%
=> N = 270 x 100:30 = 900
=> G=X = 180.
- Số liên kết hyđrô = 2A+3G = 270 x 2 +180 x 3 = 1080
2. Lgen = 900:2x3,4 = 1530A0.
3. Số nuclêôtit trong các gen con = 23 x 900 = 7200.
Bài toán 2. Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin.
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.
3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
- N = = 4080x2/3,4 = 2400
- A = T = 560 => G = X = (2400 -2x560):2 = 640.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.
Theo NTBS, A1 = T2 = 260
G1 = X2 = 380.
X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260.
T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300.
Do Umtcc = Agốc= 600 => mạch 2 là mạch gốc.
3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã.
Do mạch 2 là mạch gốc nên trên mARN có
A = Tgốc = 260; U = Agốc = 300; G = Xgốc = 380; X = Ggốc = 260.
Bài toán 3. Một gen có 450 Ađênin và 1050 Guanin. Mạch mang mã gốc của gen có 300 Timin và 600 Xitôzin.
1. Tính số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này.
2. Tính chiều dài gen.
3. Tính số chu kỳ xoắn của gen.
4. Tính số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này.
4. Số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit = 3000/6 - 1 = 499.
Bài toán 4. Phân tử mARN trưởng thành được tạo ra chứa 20%U, 10%A, 40%X và 450G. Các đoạn intron bị cắt bỏ có tổng chiều dài là 30,6µm, trong đó có tỉ lệ G = 2U = 3X = 4A.
1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng.
3. Tính tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên.
%U + %A + %X + %G = 100% => %G = 30%.
=> Số nuclêôtit trên mARN = 450x100/30 = 1500.
Số nuclêôtit trên đoạn bị cắt bỏ là 306000/3,4 = 90.000.
=> Số nuclêôtit trên gen là 1500x2 + 90.000x2 = 93.000 (nu)
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng.
Số nuclêôtit từng loại trên các đoạn intron là:
G = 43200; U = 21600; X = 14400; A = 10800
Số nuclêôtit từng loại trên mARN trưởng thành:
A = 150; U = 300; X = 600; G = 450.
Số nuclêôtit từng loại trên mARN sơ khai
A = 10800 + 150 = 10950;
U = 21600 + 300 = 21900;
X = 600 + 14400 = 15000;
G = 43200 + 450 = 43650;
3. Số lượng nuclêôtit trên mạch mã gốc = N/2 = 91500.
A = rU = 21900 => %A = 21900/91500*100 = 23,9
T = rA = 10950 => %T = 10900/91500*100 = 11,9
G = rX = 15000 = %G = 15000/91500*100 = 16,4
X = rG = 100 -%A-%T-%G-%X = 47,8
Bài toán 5. Phântíchthànhphầnhóahọccủamộtaxitnuclêicchothấytỉ lệ các loạinuclêôtit A = 20%;G = 35%;T = 20% và số lượng X = 150.
1. Axitnuclêicnàylà ADN hay ARN, cấu trúc mạch đơn hay kép?
2. Tính số liên kết photphodieste trên axit nuclêôtit trên.
3. Tính chiều dài axit nuclêôtit trên.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Do trên axit nuclêôtit có A, T, G, X => ADN. Vì %A ≠%T => mạch đơn.
Vậy, Axitnuclêicnàylà ADN có cấu trúcmạchđơn.
2. Số liên kết photphodieste trên axit nuclêic trên:
X = 150, chiếm 30% => N = 150/30*100 = 500.
Số liên kết photphodieste = 500-1=499.
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com
- Quần thể tự phối: Tần số alen của quần thể cây tự thụ
phấn và quần thể động vật giao phối cận huyết không thay đổi qua các thế hệ nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng
hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
- Nội dung định luật Hacđi – Vanbec: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần
kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng
theo định luật Hacđi – Van bec. Khi đó thoả mãn đẳng thức : p2AA + 2
pqAa + q2aa = 1.
Trong đó : p là tần số alen A, q là
tần số alen a, p + q = 1.
Cho gen 1 có m alen, gen 2 có
n alen, số kiểu gen tối đa, số kiểu gen dị hợp, số kiểu gen đồng hợp được tính theo bảng sau:
2.
Kiểm tra sự cân bằng của quần
thể
2.1.
Trường hợp gen gồm 2 alen: AA.aa = (Aa/2)2à quần thể cân bằng.
hoặc tính p, q sau đó tính p2+2pq+q2 và so sánh với dữ
kiện đầu bài
2.2. Trường hợp gen đa alen, ví dụ4 nhóm máu: A, B, AB, O
Gọi : p(IA);
q(IB), r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB,
IO => p + q + r = 1
p2 + 2pq + 4pr + q2 +
r2 = 1
Nhóm máu
A
B
AB
O
Kiểu gen
IA IA+IA IO
IB IB+IB IO
IA IB
IO IO
Tần số kiểu gen
p2 + 2 pr
q2 + 2 qr
2pq
r2
2.3. Trường hợp gen trên NST giới tính
- Đối với 1 locus trên NST X có 2 alen có 5 kiểu
gen.
- Giới cái (hoặc giới XX): tần số các kiểu gen được tính giống trường
hợp các alen trên NST thường
p2+ 2pq + q2= 1.
- Giới đực (hoặc giới XY): Chỉ có 1 alen trên X => pXAY+ qXaY=1.
- Trong cả quần thể do tỉ lệ đực :
cái = 1: 1 => Ở trạng thái cân bằng di truyền
2.4. Trường
hợp kiểu hình lặn (aa) bị tách ra khỏi quần thể hoặc không có khả năng sinh
sản, sau k thế hệ
- Tỉ lệ
alen A: a = (p+kq) : q
- Tỉ lệ
kiểu gen AA : Aa = (p+q) : kq
2.5. Thiết
lập trạng thái cân bằng di truyền cho 2 hay nhiều locut gen
- Xét hai locut dị hợp Aa và Bb => Số kiểu gen
tăng lên = 32 = 9.
- Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là: p, q,
r,s
- Tần số kiểu gen (ở trạng thái cân bằng) = (p +
q)2(r + s)2 = 1.
= (p2 AA + 2pqAa + q2aa)(r2BB
+ 2rsBb + s2bb)
= p2r2AABB + p22rs
AABb + p2s2Aabb
- Triển khai ta có
STT
Kiểu gen
Tỉ lệ
1
AABB
p2r2
2
AABb
2p2rs
3
AAbb
p2s2
4
AaBB
2pqr2
5
AaBb
4pqrs
6
Aabb
2pqs2
7
aaBB
q2r2
8
aaBb
2q2rs
9
aabb
p2s2
- Khi đạt trạng thái cân bằng tỉ lệ mỗi loại giao
tử như sau: AB = pr; Ab = ps; aB = qr, ab = qs
Bài tập vận dụng
Ví dụ 1. Ở một quần thể thực vật tại thế hệ P0 có 100%
thể dị hợp về kiểu gen Aa. Nếu xảy ra tự thụ phấn 2 thế hệ, tính tỉ lệ dị hợp
và đồng hợp là bao nhiêu ở mỗi thế thệ.
Hướng dẫn giải bài tập
- Áp dụng công thức (Bảng trên)
=> Lập bảng sau:
Ví dụ 2: Một quần thể thực vật có số lượng cá thể với tỉ lệ đồng
hợp trội (AA) chiếm 50%, tỉ lệ dị hợp (Aa) chiếm 50%. Nếu cho tự thụ phấn qua 3
thế hệ , mỗi kiểu gen ở thế hệ thứ 3.
Hướng dẫn giải bài tập
- Áp dụng công thức (Bảng trên)
=> Lập bảng sau:
Ví dụ 3: Một quần
thể thể động vật có 70% là thể dị hợp ( Aa), 20% là thể đồng hợp lặn (aa) nếu
cho tự phụ phấn qua 5 lớp thế hệ thì tỉ lệ % thể động hợp trội, thể dị hợp,
đồng hợp lặn là bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải bài tập
- Áp dụng công thức (Bảng trên)
=> Lập bảng sau:
Ví dụ 4: Một quần
thể thực vật ở thế hệ ban đầu có 25%
kiểu gen AA, 50% kiểu gen AA, 50% kiểu gen Aa, 25% kiểu gen lặn aa nếu cho tự
thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ thể dị hợp, thể đồng hợp trội, đồng
hợp lặn là bao nhiêu %.
Hướng dẫn giải bài tập
- Áp dụng công thức (Bảng trên)
=> Lập bảng sau:
Ví dụ 5: Ở gà, AA:
lông đen, Aa: lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580
con lông đốm, 10 con lông trắng.
1. Cấu trúc
di truyền của quần thể trên có ở trạng thái cân bằng không?
2. Quần thể
đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào?
3. Xác định
cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
Hướng dẫn
a. Tổng cá
thể : 580 + 410 + 10 =1000. Trong đó tỉ lệ từng kiểu gen:
AA: 410/1000
= 0,41; Aa = 580/1000 = 0,58; aa
= 10/1000 = 0.01.
So sánh:p2q2 với (2pq/2)2
p2q2 = 0,41 x 0,01 = 0,041.(2pq/2)2 = (0,58/2)2 =
0,0841 => Không cân bằng.
b. Quần thể
đạt di truyền khi quá trình ngẫu phối diễn ra, ngay ở thế hệ tiếp theo đạt cân
bằng di truyền.
c. p A
= 0.7. q a = 1 - 0.7 = 0,3 => Cấu trúc
DT: 0,49AA+0,42Aa+0,09aa.
Ví dụ 6: Ở
người, A: da bình thường, a: bạch tạng. Quần thể người có tần số người bị bạch
tạng 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng
a. Tính tần
số các alen?
b. Tính xác
suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng
bị bạch tạng?
Hướng dẫn
a. Tính tần số các alen
aa = q2 = 1/10000 = > qa= 0,01 => pA= 0,99.
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể
lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng.
- Con mắc bệnh (aa) => cả bố mẹ có a, bố mẹ bình
thường => Aa
- Trong quần thể, đối với tính trạng trội cơ thể dị hợp
(2pq) có tỉ lệ: 2pq/(p2+2pq)
- Cặp vợ chồng sinh con => xác suất bị bệnh là 1/4.
- Vậy xác suất để 2 người bình thường lấy nhau và sinh
con mắc bệnh:
2pq/(p2+2pq) x 2pq/(p2+2pq) x 1/4 =
0,00495
Ví dụ 7: Giả thiết trong một quần thể người, tần số của các
nhóm máu là: Nhóm A=0,45, nhóm B = 0,21, nhóm AB = 0,3, nhóm O
= 0,04. Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu
trúc di truyền của quần thể.
Hướng dẫn
- Gọi tần số tương đối của alen IA, IB, IO lần lượt là p,
q, r.
Cấu trúc DT: 0,25 IAIA: 0,02
IAIO: 0,09 IBIB: 0,12 IBIO: 0,3 IAIB:
0,04 IOIO b.
Cặp vợ chồng máu B sinh con, xác suất đứa con giống máu mẹ
- Bố mẹ có nhóm
máu B => KG của bố mẹ phải là IBIB và IBIO, sinh con có nhóm máu giống bố
mẹ.
- Vì sinh con
khác bố mẹ + sinh con giống bố mẹ = 1 => Sinh con giống bố mẹ = 1- sinh con
khác bố mẹ.
- P máu B sinh
con khác bố mẹ (máu O, trường hợp IBIB x IBIO)
- Tần số KG IBIB
là 0,09 và IBIO là 0,12. Tần số máu B
là 0,21.
-
P (máu O) = IBIO x IBIO
=>
Tần số cặp vợ chồng có KG này là: 0,12/0,21 x 0,12/0,21
=>
Tỷ lệ cặp vợ chồng này sinh con máu O = 1/4
=>
Xác suất sinh con máu khác bố mẹ (O) = 1/4x0,12/0,21x0,12/0,21
=>
Xác suất sinh con máu B: 1 - 1/4x0,12/0,21x0,12/0,21.
Ví dụ 11. Một quần thể ở thế hệ xuất phát có 100 cá thể AABb, 150
cá thể AaBb, 150 cá thể aaBb, 100 cá thể aabb. Hãy xác định tỉ lệ kiểu
gen Aabb của quần thể ở đời F2 trong
trường hợp:
a. Các cá
thể giao phối ngẫu nhiên
b. Các cá
thể sinh sản tự phối
Hướng dẫn
- Tổng
cá thể: 500
- Giao tử của các cá thể
AB
Ab
aB
ab
- AABb (0,2)
0,1
0,1
0
0
- AaBb (0,3)
0,075
0,075
0,075
0,075
- aaBb (0,3)
0
0
0,15
0,15
- aabb (0,2)
0
0
0
0,2
0,175
0,175
0,225
0,425
a. Quần thể ngẫu phối: Aabb
= 2 (Ab x ab) = 2. 0,175.0,425 = 0,14875 = 14,875%
b. Quần thể sinh sản tự phối: Aabb
= Aa x ab chỉ xuất hiện ở cặp AaBb x AaBb
Từ tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở
thế hệ con, xác định quy luật di truyền chi phối.
1. Khi tổng số tổ hợp giao tử <= 4 thì là tỉ lệ của
di truyền mỗi gen quy định một tính trạng
+ 3:1: quy luật di truyền trội lặn hoàn toàn (Theo định luật phân
tính của Menđen). + 1:2:1: quy luật di truyền trội không hoàn toàn (xuất hiện tính
trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.
2.1. Tổng các tổ hợp giao tử bằng 16(16 = 4 x 4 => mỗi bên bố mẹ cho 4 giao tử => bố mẹ
dị hợp về 2 cặp gen => 2 cặp gen quy định 1 tính trạng => tương tác
gen). Các tỉ lệ và quy ước gen như sau:
-
Tương tác bổ trợ 9:7 - Tương tác át chế
13:3 - Tương tác cộng
gộp 15:1
+ Tỉ lệ 1:2:1. Thuộc 1 trong các trường hợp:
-
Tương tác bổ trợ 9:6:1 - Tương tác át chế
lặn 9:3:4 - Tương tác át chế
trội 12:3:1
+ Tỉ lệ 1:1:1:1. Thuộc 1 trường hợp: 9:3:3:1
Bài 1. Ở cà chua khi lai cây thân cao quả vàng với cây thấp quả
đỏ F1 thu được toàn là cây cao quả đỏ. F1 tự thụ phấn
được F2 có 3200 cây. Biết mỗi
gen quy định một tính trạng.
1. Biện luận và viết sơ đồ
lai từ P đến F2. Xác định số lượng mỗi loại cây.
2. Lai phân tích cây cà
chua F1. Xác định kết quả lai.
3. Xác định kết quả lai của các phép lai: AaBb x
aaBb; AaBb x Aabb.
Hướng dẫn
1. P Cao, vàng x thấp, đỏ => F1 cao, đỏ => Cao là trội
(A), thấp là lặn (a); Đỏ là trội (B); vàng là lặn (b). Ptc
=>
P Aabb x aaBB => F1: AaBb x AaBb => F2: 9 : 3: 3 :1.
2. F1 AaBb x aabb => 1:1:1:1
3. (1 cao : 1 thấp)(3 đỏ :1 vàng) ;
(3 cao : 1 thấp)(1 đỏ : 1 vàng)
Bài 2. Ở cà chuaA: quả đỏ, a: quả vàng; B:
quả tròn, b: quả bầu dục. Cho
lai 2 cây cà chua lai với nhauthì thu
được F1 gồm: 3 cây quả đỏ-tròn, 3cây quả đỏ-bầu dục, 1 cây quả vàng-tròn, 1 cây quả vàng-bầu dục.
1. Biện
luận và viết sơ đồ lai
2. Xác
định số kiểu gen tối đa của quần thể với 2 cặp gen trên.
Hướng dẫn
1. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1
- Tính
trạng màu sắc: Đỏ : vàng = 3 : 1 (theo ĐL phân li)
=> P: Aa x Aa
-
Tính trạng hình dạng: tròn : bầu dục = 1 : 1 (Lai phân tích) => P: Bb x bb
=>
Kiểu gen của P là AaBb x Aabb.
2. Số kiểu gen tối đa = 3x3 =9.
Bài 3. Cá thể đực dị hợp hai cặp gen AaBb nằm trên 2 cặp NST
khác nhau, cho lai với cá thể cái. Biết 2 tính trạng trên trội hoàn toàn.
1. Xác định kiểu gen của cá thể
cái biết F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1.
2. Lai cá thể cái với cá thể đực
khác có kiểu gen Aabb, xác định kết quả lai
Hướng dẫn
1. F1
thu được có tỉ lệ kiểu hình là: 3:3:1:1= (3:1)(1:1)
- Do
đó số tổ hợp của F1 là: 3 + 3 + 1 + 1= 8 tổ hợp giao tử = 4 x 2
- Mà
cơ thể đực dị hợp hai cặp gen (AaBb) => cho 4 loại giao tử => Cơ thể cái sẽ cho 2 loại giao tử => cơ thể cái dị
hợp một cặp gen. 1 cặp gen còn lại phải là cặp gen lặn (Vì 1 tính trạng có tỉ
lệ 1:1)
=> Cơ thể cái
có thể có kiểu gen là Aabb hoặc aaBb
2. Xét 2 trường
hợp để xác định kết quả lai của mỗi trường hợp.
Bài 4. Một loài thực vật
gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các
gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp quả trắng chiếm
1/16.
1. Xác định công thức
lai.
2. Lai cơ thể P với 1 cơ thể khác thu được tỉ lệ 1:1:1:1.
Xác định công thức lai
Hướng dẫn
1.
Cây thấp, trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 1/16 =>
suy ra số tổ hợp của phép lai trên là 16 tổ hợp = 4x4 => Mỗi bên bố mẹ đều
cho 4 loại giao tử => P dị hợp 2 cặp gen => PAaBb x AaBb.
2. Lai phân tích (AaBb x aabb)
Bài 5. Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt
vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với
cây mọc từ hạt xanh, trơn thu được thế hệ lai có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1hạt
vàng, trơn : 1 hạt xanh, trơn. Xác định kiểu gen của cây bố, mẹ. (Aabb ´ aaBB)
Bài 6. Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt
vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen này phân ly độc lập. Lai phân tích cây mang kiểu hình trội, thế hệ
sau thu được 50% vàng, trơn : 50%xanh, trơn. Cây đó có kiểu gen như thế nào? (AaBB)
Bài 7.Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội
A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1
trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa
màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lậptrong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu
hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1
giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ:
62,5% trắng. Xác định kiểu gen cây hoa trắng đem lai với F1.
Hướng dẫn
F2
phân tính theo tỉ lệ:37.5% đỏ: 62,5%
trắng =3 đỏ:5 trắng=> F2 có 8 tổ hợp giao tử =4 x 2 => Một bên cho 4 giao tử, 1 bên cho
2 giao tử.
Cây
cho 4 giao tử dị hợp 2 cặp gen: AaBb
Cây
cho 2 giao tử dị hợp 1 cặp gen => Kiểu gen Aabb hoặc aaBb
Bài 8.Lai 2 dòng bí
thuần chủng quả tròn, thu được F1 toàn quả dẹt; cho F1
tự thụ phấn F2 thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Xác
định kiểu gen của bố mẹ.
Hướng dẫn
- F2 có 271 quả
dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài = 9 quả
dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài =>F2
có 9+6+1 = 16 tổ hợp = 4 x 4 =>
Bài 9. Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa
trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Cho lai F1
với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng : 1
hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
F1 x cây hoa trắng thuần chủng được F2 3 đỏ : 1 trắng => F2 có 4
tổ hợp giao tử = 4 x 1 (Vì cây hoa trắng t/c chỉ cho 1 giao tử) => F1 cho
4 giao tử => F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) => KG của hoa trắng thuần
chủng là aabb, kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng là AABB =>
Sơ đồ lai: Pt/c: AABB x aabb
=> F1: AaBb x aabb => F2: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb1aabb
=> Aabb và aaBb quy định tính trạng hoa trắng
=> Tính trạng trên tuân theo quy luật tương tác gen, kiểu tương tác bổ trợ
gen trội.
Cây hạt trắng đồng hợp (AABB, aaBB) chiếm tỉ lệ 12/16
Cây hạt trắng AABB chiếm tỉ lệ 1/16, cây hạt trắng aaBB chiếm tỉ
lệ 1/16 = 2/16 trong tổng số 12/16.
=> Số cây hạt trắng đồng hợp cả 2 cặp gen
trong tổng số cây hạt trắng là: 1/6.
Bài
11.Cholaihaicâybíquảtrònvớinhau,đờiconthuđược272câybíquảtròn,183câybíquả bầu dục và 31 cây bí quả dài.
1. Sự di truyềntính trạng
hình dạng quả bí tuân theo quy luật di truyền nào?
2. Cho cây
bí tròn AaBb lai với cây bí dài. Xác định kết quả lai
Hướng dẫn
1. P quả tròn x quả tròn => F1: Tròn : bầu dục : dài = 272 :
183 : 31 = 9 : 6 : 1 => F1 có 16 tổ hợp giao tử => Dị hợp 2
cặp gen => Tương tác gen (dạng bổ trợ)
2. Tỉ lệ 1:2:1
Bài 12.Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau
thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu
được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến,
tính (theo lí thuyết) tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2?
Hướng dẫn
F2 gồm 89 cây
hoa đỏ và 69 cây hoa trắng ≈ 9 : 7 không xảy ra đột biến => Tính trạng tuân
theo quy luật di truyền tương tác bổ trợ => Số tổ hợp ở F2 = 9 + 7 = 16 => F1AaBb x AaBb
=> 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
Bài 13.Có 2 thứ bắp lùn thuần chủng nguồn gốc khác
nhau gọi là bắp lùn 1 và bắp lùn 2.
TN1: cho bắp lùn
1 giao phấn với bắp cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li
theo tỷ lệ 3 bắp cao : 1 bắp lùn
TN2: cho bắp lùn 2 giao phấn với bắp cao
thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân
li theo tỷ lệ 3 cao : 1 lùn.
TN3: cho bắp lùn 1 và bắp lùn 2 giao phấn
đươc F1-3 cây cao, cho F1-3 tự thụ được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cao : 7 lùn.
a. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từng trường
hợp.
b. Tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con
lai như thế nào nếu lấy bắp F1-3 giao phấn với:
(1)Bắp lùn 1 thuần chủng?
(2)Bắp lùn 2 thuần chủng?
(3)Bắp cao F1-1?
(4)Bắp cao F1-2?
Bài
14. Cho chuột F1 tạp giao với 3 chuột khác trong 3 phép
lai sau:
Phép lai 1: được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ 75% chuột có
màu lông trắng, 12,5% lông nâu, 12,5% lông xám.
Phép lai 2: được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ 50% lông
trắng, 37,5% lông nâu, 12,5% lông xám.
Phép lai 3: được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ 75% lông
trắng: 18,5% lông nâu: 6,25% lông xám.\
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể
thường.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp nêu trên.
Bài 15.Khi
tiến hành một số phép lai giữa các giống gà người ta thu được kết quả sau:
Cho gà lông trắng lai với gà lông nâu thu
được 50% lông trắng: 50% lông nâu.
Cho gà lông trắng lai với gà lông trắng
thu được 18,75% lông nâu, còn lại là lông trắng.
Cho gà lông nâu lai với gà lông nâu thu
được 75% lông nâu: 25% lông trắng.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên
nhiễm sắc thể thường.
Hãy lập các sơ đồ lai và giải thích kết
quả?
Bài 16.Cho gà có mào hình quả hồ đào giao phối với
nhau được F1 phân ly theo tỷ lệ 9 gà có mào hình quả hồ đào: 3 gà có mào hình
hoa hồng: 3 gà có mào hình hạt đậu: 1 gà có mào đơn.
a. Cho gà có mào hình hòa hồng và gà có
mào hình hạt đậu của F1 nói trên giao phối với nhau được F2 phân li theo tỷ lệ
1:1:1:1. Viết sơ đồ lai.
b. Cho gà có mào hình quả hồ đào giao phối
với gà có mào hình hoa hồng của F1 nói trên được F2 phân li theo tỷ lệ 3:3:1:1.
Viết sơ đồ lai.
c. Làm thế nào phân biệt được gà có mào
hình quả hồ đào thuẩn chủng và không thuần chủng?
Bài 17.Ở cây cà chua, gen R quy định màu quả đỏ là trội
hoàn toàn so với gen r quy định màu quả vàng, gen S kiểm soát sự tổng hợp chất
diệp lục khiến cho lá có màu xanh là trội hoàn toàn so với gen s mất khả năng
này làm cho lá có màu vàng lưu huỳnh. Những cây cà chua có lá có màu vàng lưu
huỳnh đều chết ở giai đoạn mầm. Các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
đồng dạng khác nhau. Người ta tiến hành 2 kiểu lai như sau:
Kiểu 1: cây quả đỏ x cây quả đỏ. ở F1 xuất
hiện 305 đỏ: 102 vàng
Kiểu 2: cây quả đỏ x cây quả vàng, ở F1
xuất hiện 405 đỏ: 403 vàng.
Hãy giải thích kết quả và viết các sơ đồ
lai có thể có trong từng kiểu lai nói trên.
Bài 18.Ở 1 giống cà chua có 2 gen nằm trên 2 nhiễm sắc
thể khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành trọng lượng và độ lớn của quả.
Cây có quả bé nhất aabb và trung bình quả của nó nặng 30g. Cứ 1 alen trội trong
kiểu gen đều làm cho quả nặng thêm 5g. Người ta tiến hành lai cây có quả to nhất
với cây có quả bé nhất.
a. Hãy cho biết kiểu gen của cây có quả
to nhất? Quả của nó nặng bao nhiêu?
b. Các cây F1 có quả nặng bao nhiều?
c. Tìm kết quả phân tính ở F2 về trọng lượng
của quả?
Bài 19.Ở lợn, các gen tác động tích lũy lên trọng lượng
cơ thể (1gen gồm 2 alen); mỗi cặp gen chứa gen trội đều có tác dụng tăng trọng
như nhau và đều tăng trọng gấp 3 lần cặp alen lặn. Lai một giống lợn Ỉ thuần chủng,
trọng lượng 60kg với lợn Lanđơrat thuần chủng, trọng lượng 100kg, con lai F1 có
trọng lượng 120kg. Cho rằng 4 cặp gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau tham
gia hình thành tính trạng nói trên và con lai F1 đều dị hợp tử theo tất cả các
gen đã cho
a. Hãy tìm sơ đồ lai theo kết quả trên
b. Nguyên nhân của kết quả thu được chính
là gì?
c. Dòng thuần đồng hợp tử trội và lặn
theo các gen đã cho có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?
Nội dung thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản)
Thông tin đăng tải lại từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn: "https://sites.google.com/site/sinhhoc101112"
Hoặc gắn link đến bài viết gốc.
Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website, vui lòng gửi Email về địa chỉ: Nguyendinhthanh@moet.edu.vn hoặc nmtuan21773@gmail.com